image banner
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

anh tin bai

anh tin bai

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
BÀI DỰ THI “Tìm hiểu Truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam và Đại hội Hội Cựu chiến binh Việt Nam, khóa VII, nhiệm kỳ 2022 - 2027

BÀI DỰ THI

“Tìm hiểu Truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam và

Đại hội Hội Cựu chiến binh Việt Nam, khóa VII, nhiệm kỳ 2022 - 2027

Gần một thế kỷ qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, cán bộ, chiến sỹ các lực lượng vũ trang nhân dân đã cùng toàn Đảng, toàn dân làm nên những chiến công thắng lợi có ý nghĩa lịch sử-thời đại. Trong thời kỳ đấu tranh cách mạng và kháng chiến cứu nước lâu dài, gian khổ, oanh liệt của quân và dân ta trước đây, cũng như trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ tổ quốc hiện nay, lực lượng cựu chiến binh ngày càng phát triển lớn mạnh; đến nay đã có hàng triệu Cựu chiến binh, thuộc nhiều thế hệ tiếp tục nêu cao bản chất, truyền thống Bộ đội Cụ Hồ: “ Trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sang chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng” đang cùng nhân dân cả nước phấn đấu thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới của Đảng và nhà nước ta. Đây vừa là trách nhiệm, vừa là tình cảm thiêng liêng đối với sự hy sinh cao cả của hàng triệu đồng bào, đồng chí trong xây dựng sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thực hiện Kế hoạch số 280/KH –CCB ngày 19/11/2021 của Ban Chấp hành Trung ương Hội CCB Việt Nam và quy chế số 39/QC –CCB, ngày 17/02/2022 của Ban Tổ chức cuộc thi Tìm hiều Truyền thống Hội CCB Việt Nam và Đại hội Hội CCB Việt Nam. Ban Chấp hành Hội CCB xã Yên Thọ đã tổ chức phát động cuộc thi Tìm hiều Truyền thống Hội CCB Việt Nam và Đại hội Hội CCB Việt Nam. Là một hội viên Hội CCB xã Yên Thọ xin tham gia cuộc thi tìm hiểu như sau:  

 Câu 1: Đồng chí (anh chị) cho biết Hội Cựu chiến binh Việt Nam được thành lập ngày, tháng, năm nào?. Bối cảnh lịch sử; mục đích ý nghĩa  việc ra đời Hội CCB Việt Nam?

          - Năm 1986, Đại hội lần thứ VI với quan điểm của Đảng với quan điểm đổi mới toàn diện đất nước đã tạo điều kiện thuận lợi để thành lập Hội CCB Việt Nam.

          - Xuất phát từ tình hình, nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn cách mạng mới và đáp ứng nguyện vọng thiết tha, chính đáng của đông đảo CCB Việt Nam. Ngày 06/12/1989, căn cứ Tờ trình của Ban Bí thư, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VI) đã quyết định cho thành lập Hội CCB Việt Nam. Ngày 6/12 là Ngày truyền thống của CCB và Hội CCB Việt Nam.

       - Ngày 3/2/1990, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Quyết định số 100-QĐ/TW cho thành lập Hội CCB Việt Nam, chỉ định Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Hội CCB Việt Nam gồm 31 đồng chí, do đồng chí Thượng tướng Song Hào làm Chủ tịch, có nhiệm vụ dự thảo Điều lệ Hội CCB và các tài liệu khác để trình Đại hội lần thứ nhất, bầu Ban chấp hành Trung ương chính thức, giúp các tỉnh, thành phố hình thành tổ chức lâm thời, thực hiện thu nạp hội viên và chuẩn bị đại hội, làm các thủ tục cần thiết để tổ chức Hội CCB Việt Nam.

         - Ngày 24/02/1990 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) cho phép thành lập Hội CCB Việt Nam (Giấy phép số 528/NC).

          - Ngày 14/4/1990, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) ra Quyết định số 51-QĐ/MTTQ. Công nhận Hội CCB là thành viên của MTTQVN. Quyết định cho thành lập Hội CCB Việt Nam là một chủ trương đúng đắn của Đảng, đáp ứng đòi hỏi khách quan của tình hình cách mạng nước ta trong giai đoạn cách mạng mới. Sự ra đời của Hội CCB Việt Nam là dấu mốc lịch sử quan trọng trong đời sống chính trị, tinh thần, đáp ứng với sự mong mỏi, nguyện vọng thiết tha, chính đáng của CCB Việt Nam.

          - Cuối những năm 80, đầu những năm 90 của thế kỷ XX, phong trào Cộng sản quốc tế lâm vào khủng hoảng toàn diện và sâu sắc. các nước tư bản chủ nghĩa, dứng đầu là dế quốc Mỹ đẩy mạnh thực hiện chiến lược “ toàn cầu chống chủ nghĩa xã hội” bằng những hành động thâm độc, chạy đua vũ trang cô lập kinh tế chính trị, Mỹ đưa ra lệnh  “cấm vận nghiêm ngặt” đối với Liên xô và các nước XHCN, khiến tình hình các nước này đã khó khăn lại càng khó khăn hơn.

          - Từ những năm 1986, công cuộc cải tổ của Liên Xô và các nước XGCN Đông âu ngày càng chao đảo, thực hiện chế độ đa nguyên về chính trị, đa đảng đối lập, phủ định sạch trơn quá khứ cách mạng, chĩa mũi nhọn vào Đảng Cộng sản, vào Chủ nghĩa Mác- Lênin, khiến khủng hoảng chính trị ngày càng trầm trọng, dẫn đến sụp đổ. Sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông âu là một tổn thất vô cùng to lớn đối với phong trào Cộng sản quốc tế, nó kết thúc chiến tranh lạnh, thiết lập một trật tự thế giới mới do Mỹ lãnh đạo, thách thức sự tổn tại của các nước XHCN còn lại do Dảng Cộng sản lãnh đạo, trong đố có Việt Nam.

          - Sau khi Đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, hoàn thành sự nghiệp giải phóng Dân tộc, thống nhất đất nước, Đảng ta lãnh đạo nhân dân ta thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng  CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN trong điều kiện bị Mỹ cấm vận, bao vây kinh tế, các thế lực thù địch đẩy mạnh thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” kích động thực hiện đa nguyên, đa đảng, cấu kết với phần tử xáu trong nước gây mất ổn định về chính trị, hòng xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, lật đổ chế độ XHCN.

          - Từ cuối những năm của thế kỷ XX, nước ta lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế- xã hội, tang trưởng kinh tế tụt giảm, lạm phát phi mã, cán cân thanh toán bị mất cân đối nghiêm trọng, thất nghiệp cao, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó đất nước ta phải chống lại  hai cuộc chiến tranh xâm lược tàn khốc ở biên giới tây Nam và phía Bắc, để lại hậu quả nặng nề đối với nền kinh tế, ảnh hưởng  đến uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng, thách thức sự tồn tại của chế độ XHCN. Sau Đại hội VII của Đảng (1991), sự tan rã của Liên Xô đã tác động sâu sắc đến nước ta. Đông đảo cán bộ và nhân dân lo lắng, một số người dao động, hoài nghi về tiền đồ của XHCN. Một lần nữa, nước ta lại đứng trước những thử thánh hiểm nghèo, nhiệm vụ bảo vệ đất nước, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ XHCN đặt ra hết sưc nặng nề.

          - Sau hơn nửa thế kỷ đấu tranh cách mạng và kháng chiến chống giặc ngoại xâm, cả nước có trên 4 triệu cựu chiến binh (CCB), có đủ các thành phần, các thế hệ. Có những đồng chí từng tham gia các đội tự vệ Đỏ trong phong trào Xô-viết Nghệ-Tĩnh năm 1930-1931, tham gia Đội du kích Bắc Sơn, du kích Nam Kỳ, Cứu quốc quân, Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, du kích Ba Tơ… Nhiều đồng chí tham gia chiến đấu từ những ngày Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945, kháng chiến chống Pháp, số đông trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ  Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, đã từng vào sinh ra tử, cống hiến trọn đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, được rèn luyện qua thử thách và tích lũy nhiều kinh nghiệm trong đấu tranh cách mạng, kiên định với mục tiêu, lý tưởng cách mạng mà Đảng, Bác Hồ đã lựa chọn.

      - Sau khi hoàn thành nhiệm vụ vẻ vang trong các lực lượng cách mạng, hàng triệu CCB đã trở lại hậu phương, về với gia đình, hoặc chuyển ngành sang công tác ở các cơ quan Đảng, Nhà nước, chính quyền hay các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học. Dù ở đâu, giữ bất cứ cương vị nào, làm bất cứ việc gì, tuyệt đại bộ phận CCB vẫn tiếp tục phát huy bản chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, hăng hái tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp cách mạng.

       Trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước hết sức khó khăn, đông đảo CCB băn khoăn, lo lắng cho sự bảo vệ thành quả của cách mạng và sự phát triển của đất nước. Với bản lĩnh chính trị vững vàng, tâm huyết, trách nhiệm đối với vận mệnh của Tổ quốc, nguyện vọng thiết tha của CCB lúc này là, mong muốn nhanh chóng tập hợp lực lượng CCB Việt Nam thành một tổ chức thống nhất, hợp pháp, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam để động viên nhau giữ gìn và phát huy truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, có điều kiện thuận lợi tiếp tục đóng góp có hiệu quả hơn cho sự nghiệp bảo vệ Đảng, chính quyền, chế độ XHCN, đưa đất nước vượt qua những khó khăn, thách thức, đồng thời tạo điều kiện giúp đỡ nhau khắc phục đói nghèo, bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của CCB, đấu tranh chống lại mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch.

        - Từ đầu những năm 80 của thế kỷ XX, ở một số địa phương trong nước đã xuất hiện những câu lạc bộ CCB, Ban liên lạc truyền thống, Ban liên lạc đồng đội, đồng ngũ, nhằm giúp nhau giữ vững và phát huy bản chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, giúp nhau trong cuộc sống đời thường. Nhiều ban liên lạc, câu lạc bộ CCB đã trực tiếp hoặc gián tiếp đề nghị Đảng, Nhà nước cho phép thành lập tổ chức Hội CCB trong cả nước, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Vì vậy, ngày 6/12/1989, Bộ Chính trị khóa VI ra Nghị quyết về việc thành lập Hội CCB Việt Nam. Đó là bối cảnh ra đời của Hội CCB Việt Nam.

- Quyết định cho thành lập Hội CCB Việt Nam là một chủ trương đúng đắn của Đảng, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi khách quan của tình hình cách mạng nước ta trong giai đoạn cách mạng mới. Sự ra đời của Hội CCB Việt Nam là dấu mốc lịch sử quan trọng trong đời sống chính trị, tinh thần của đất nước, đáp ứng mong mỏi, nguyện vọng thiết tha, chính đáng của CCB Việt Nam.

          - Mục đích của hội CCB Việt Nam là giữ gìn, phát huy truyền thống chiến đấu cách mạng của các chiến sỹ QĐND Việt Nam; Đoàn kết, tương trợ các CCB góp phần vào việc giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ; đóng góp ý kiến với cơ quan của Đảng và nhà nước, trong đó có chính sách đối với CCB, góp phần bảo vệ thành quả cách mạng và giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

2, Câu hỏi 2.: Đồng chí ( anh, chị) trình bầy cụ thể thời gian, địa điểm, số lượng đại biểu tham gia các đại hội CCB Việt Nam đã tiến hành? Nêu chủ đề từ Đại hội III đến Đại hội VI và chủ đề ( dự thảo) Đại hội CCB Việt Nam lần thứ VII?

Trả lời: Từ ngày thành lập đến nay, Hội CCB Việt Nam đã tổ chức 6 lần Đại Hội và hiện nay đang chuẩn bị tổ chức Đại hội đại biểu Hội CCB Việt Nam lần thứ VII.

Đại Hội lần thứ nhất. Họp từ ngày 17 đến ngày 18/12/1997 tại Hội trường Ba Đình Hà Nội. Dự đại hội có 318 đại biểu, đại diện cho gần 70 vạn hội viên trong cả nước.

Đại hội lần thứ II: Họp từ ngày 19 đến ngày 20/11/1992 tại Hội trường Ba Đình Hà Nội. Dự đại hội có 432 đại biểu, đại diện cho gần 1.350.000 hội viên sinh hoạt trong hơn 13.000 tổ chức cơ sở  Hội cả nước.

Đại hội lần thứ III: Họp từ ngày 26 đến ngày 28/11/2002 tại Hội trường Ba Đình Hà Nội. Dự đại hội có 417 đại biểu, đại diện cho gần 1.7 triệu hội viên sinh hoạt trong hơn 14.000 tổ chức cơ sở  Hội cả nước.

Tư tưởng chỉ đạo của Đại hội là: Tiếp tục đoàn kết, vận động các Cựu chiến binh, phát huy bản chất truyền thống “ Bộ đội Cụ Hồ”, cùng toàn dân thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX, Nghị quyết 09 của Bộ Chính trị về công tác Cựu chiến binh góp phần xây dựng và bảo vẹ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới.

Đại hội lần thứ IV: Họp từ ngày 12 đến ngày 14/12/2007 tại Hội trường Ba Đình Hà Nội. Dự đại hội có 497 đại biểu, đại diện cho gần 2.2 triệu hội viên sinh hoạt trong hơn 15.000 tổ chức cơ sở  Hội cả nước.

Chủ đề Đại hội: Phát huy bản chất truyền thống “ Bộ đội Cụ Hồ”, trung thành- đoàn kết- gương mẫu- đổi mới; xây dựng Hội trong sạch vững mạnh, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới.

Đại hội lần thứ V: Họp từ ngày 18 đến ngày 20/12/2012 tại Hội trường Ba Đình Hà Nội. Dự đại hội có 510 đại biểu, đại diện cho gần 2.7 triệu hội viên sinh hoạt trong hơn 16.000 tổ chức cơ sở  Hội cả nước.

Chủ đề Đại hội: Phát huy bản chất truyền thống “ Bộ đội Cụ Hồ”, trung thành- đoàn kết- gương mẫu- đổi mới; xây dựng Hội trong sạch vững mạnh, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới.

Đây là nhiệm kỳ quán triệt Nghị quyết Đại hội XI và Đại hội XII của Đảng Thực hiện kết luận 66 của Ban Bí thư ( khóa X) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 09 của Bộ Chính trị (khoá IX), đoàn kết, tợp hợp và phát huy tiềm năng đa dạng, phong phú của các hệ thế hệ CCB, Cựu quân nhân, tiếp tục giữ vững và phát huy bản chất truyền thống “  Bộ đội Cụ Hồ”; là nhiệm kỳ đẩy mạnh đổi mới nội dung phương thức, nâng cao hiệu quả hoạt động, nêu cao vai trò, vị trí của Hội, luôn luôn phấn đấu, xứng đáng là lực lượng Trung thành – Đoàn kết – Gương mẫu – Đổi mới, là chỗ dựa tin cậy, là lực lượng bảo vệ Đảng, nhà nước và nhân dân.

Đại hội lần thứ VI: Họp từ ngày 13 đến ngày 15/12/2017 tại Hội trường Bộ Quốc phòng. Dự đại hội có 516 đại biểu, đại diện cho gần 3 triệu hội viên sinh hoạt trong cả nước.

Đại hội thông qua Báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Hội CCB lần thứ V; Phương hướng nhiệm vụ lần thứ VI nhiệm kỳ 2017 – 2022; thông qua Điều lệ Hội CCB bổ xung, sửa đổi; bầu Ban Chấp hành Trung ương hội Khóa  V I, nhiệm kỳ (2017 – 2022)

Chủ đề Đại hội: Phát huy bản chất truyền thống “ Bộ đội Cụ Hồ”, trung thành- đoàn kết- gương mẫu- đổi mới; xây dựng Hội trong sạch vững mạnhhoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ.

Dự thảo chủ đề Đại hội đại biểu Hội CCB lần thứ VII là: Phát huy bản chất “ Bộ đội Cụ Hồ”, truyền thống “ trung thành- đoàn kết- gương mẫu- đổi mới”; xây dựng Hộicựu chiến binh Việt Nam vững mạnh toàn diện hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ..

Hội Cựu chiến binh Việt Nam có nhiệm vụ.

          Nhiệm vụ của hội viên Cựu chiến binh được quy định tại điều 6, chương III, Điều lệ Hội Cựu chiến binh khóa VI như sau:

     1. Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước.

      2.   Chấp hành Điều lệ, Nghị quyết của hội, tích cực tham gia các hoạt động của Hội , thực hiện tốt các nhiệm vụ mà hội giao cho.

      3. Tích cực học tập rèn luyện, nâng cao kiến thức và giữ gìn phẩm chất, tư cách hội viên.

      4. Đoàn kết tương trợ nhau trên tình đồng chí, đồng đội, nhất là khi gặp khó khăn.

      5. Tuyên truyền phát triển hội viên mới, đóng góp hội phí, sinh hoạt trong một tổ chức cơ sở Hội và tham gia xây dựng tổ chức Hội trong sạch, vững mạnh về mọi mặt.

     Câu hỏi 3 : Đồng chí (anh, chị) cho biết cấp bậc, họ tên, thời gian các đồng chí đảm nhiệm các chức danh: Chủ tịch danh dự, Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Tổng Thư ký Hội CCB Việt Nam từ khi thành lập đến nay?

 

   Trả lời : Ngày 3/2/1990, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Quyết định số 100-QĐ/TW cho thành lập Hội CCB Việt Nam, chỉ định Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Hội CCB Việt Nam gồm 31 đồng chí, trong đó.

-         Đồng chí Thượng tướng Song Hào làm Chủ tịch,

-         Đồng chí Thượng tướng Trần Văn Trà làm Phó Chủ tịch

-         Đồng chí Trung tướng Nguyễn Văn Đôn làm Phó Chủ tịch

-         Đồng chí Trung tướng Lê Hiến Mai, làm Phó Chủ tịch

-         Đồng chí Thiếu tướng Huỳnh Đắc Hương làm Tổng thư ký.

Đại hội lần thứ nhất. Từ tháng 12/1992 đến tháng 12/1997, Đại hội suy tôn Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Chủ tịch Danh dự của Hội CCC Việt Nam.

- Đại hội bầu ra Ban Chấp hành gồm 75 đồng chí, Thường vụ Ban Chấp hành gồm 19 đồng chí.

-         Đồng chí Thượng tướng Trần Văn Quang làm Chủ tịch,

-         Đồng chí Thượng tướng Trần Văn Trà làm Phó Chủ tịch

-         Đồng chí Trung tướng Nguyễn Văn Đôn làm Phó Chủ tịch

-         Đồng chí Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, làm Phó Chủ tịch

-         Đồng chí Thiếu tướng Lê Thanh làm Tổng thư ký.

Đại hội lần thứ II. Từ tháng 12/1997 đến tháng 12/2002, Đại hội tiếp tục suy tôn Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Chủ tịch Danh dự của Hội CCC Việt Nam.

- Đại hội bầu ra Ban Chấp hành gồm 88 đồng chí, Thường vụ Ban Chấp hành gồm 17 đồng chí.

-         Đồng chí Thượng tướng Trần Văn Quang tiếp tục được bầu làm Chủ tịch,

-         Đồng chí Thượng tướng Đào Đình Luyện làm Phó Chủ tịch

-         Đồng chí Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký

-         Đồng chí Trung tướng Đặng Quân Thụy, làm Phó Chủ tịch kiêm Trưởng ban kiểm tra.

Đại hội lần thứ III. Từ tháng 12/2002 đến tháng 12/2007, Đại hội tiếp tục suy tôn Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Chủ tịch Danh dự của Hội CCC Việt Nam.

- Đại hội bầu ra Ban Chấp hành gồm 94 đồng chí, Thường vụ Ban Chấp hành gồm 19 đồng chí.

-         Đồng chí Trung tướng Đặng Quân Thụy được bầu làm Chủ tịch,

-         Đồng chí Trung tướng tướng Trần Hanh làm Phó Chủ tịch, Tổng thư ký

-         Đồng chí Trung tướng Đỗ Quang Hưng, Phó Chủ tịch

      -  Đồng chí Thiếu tướng Phạm Hữu Bồng, làm Phó Chủ tịch

 Đại hội lần thứ IV. Từ tháng 12/2007 đến tháng 12/2012, Đại hội tiếp tục suy tôn Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Chủ tịch Danh dự của Hội CCC Việt Nam.

- Đại hội bầu ra Ban Chấp hành gồm 99 đồng chí, Thường vụ Ban Chấp hành gồm 21 đồng chí.

-         Đồng chí Trung tướng Trần Hanh được bầu làm Chủ tịch,

-         Đồng chí Thiếu tướng Phạm Hữu Bồng làm Phó Chủ tịch, Thường trực

-         Đồng chí Trung tướng Phùng Khắc Đăng, Phó Chủ tịch

-         Đồng chí, Trung tướng Lê Thành Tâm làm Phó Chủ tịch

-         Đồng chí Thiếu tướng Đỗ Công Mùi làm Phó Chủ tịch

Đại hội lần thứ V. Từ tháng 12/2012 đến tháng 12/2017, Đại hội tiếp tục suy tôn Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Chủ tịch Danh dự của Hội CCC Việt Nam.

- Đại hội bầu ra Ban Chấp hành gồm 99 đồng chí, Thường vụ Ban Chấp hành gồm 23 đồng chí.

-         Đồng chí Thượng tướng Nguyễn Văn Được được bầu làm Chủ tịch,

-         Đồng chí Trung tướng Phùng Khắc Đăng, Phó Chủ tịch

-         Đồng chí, Trung tướng Nguyễn Song Phi làm Phó Chủ tịch

-         Đồng chí Trung tướng Nguyễn Văn Đạo làm Phó Chủ tịch,

-         Đồng chí Trung tướng Lê Thành Tâm làm Phó Chủ tịch

Ngày 04/10/2013, Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời tại Hà Nội trong niềm thương tiếc vô hạn của nhân dân và Cựu chiến binh cả nước.

Đại hội lần thứ VI. Từ tháng 12/2017 đến tháng 12/2022, Đại hội bầu ra Ban Chấp hành gồm 98 đồng chí.

-         Đồng chí Thượng tướng Nguyễn Văn Được được bầu lại làm Chủ tịch,

-         Đồng chí Trung tướng Khuất Việt Dũng, Phó Chủ tịch ( từ 7/2019)

-         Đồng chí, Trung tướng Nguyễn Song Phi làm Phó Chủ tịch ( Nghỉ hưu tháng 01/2022)

-         Đồng chí Trung tướng Nguyễn Văn Đạo làm Phó Chủ tịch, (Nghỉ hưu 01/2021)

-         Đồng chí Thượng tướng Phạm Hồng Hương làm Phó Chủ tịch ( từ tháng 7/2019)

-         Đồng chí Thiếu tướng Nguyễn Văn Chương ( nghỉ hưu tháng 4/2021)

anh tin bai

Câu 4. Đồng chí ( anh chị) nêu nhiệm vụ của Hội CCB Việt Nam theo Điều lệ được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc Hội CCB Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2017 -2022?

     Trả lời: Đại hội đại biểu toàn quốc Hội CCB Việt Nam lần thứ VI họp từ ngày 13-15/12/2017 tại Hội trường Bộ Quốc phòng; dự đại hội có 516 dại biểu thay mặt cho 2.917.613 hội viên của cả nước; trong đó có 95 đại biểu đương nhiệm; 407 đại biểu được bầu từ 110 tổ chức trực thuộc Trung ương Hội; 14 đại biểu chỉ định; 20 đại biểu nữ; 30 đại biểu là người dân tộc ít người; 10 đại biểu doanh nghiệp, thành phó Hà Nội là đia phương có số đại biểu đi dự đại hội nhiều nhất; 20 người; đại hội có 4 nhiệm vụ.

Một là: Tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ V, nhiệm kỳ 2012 – 2017 và quyết định mục tiêu nhiệm vụ, giải pháp thực hiện nhiệm vụ chính trị của Hội Cựu chiến binh Việt Nam nhiệm kỳ 2017 – 2022.

Hai là: Đánh giá Hội CCB Việt Nam qua chặng đường 28 năm xây dựng và phát triển, đồng hành cùng công cuộc đổi mới của Đảng, dân tộc và đất nước, thu được những thành tựu quan trọng trong công tác xây dựng Hội trên các mặt của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội.

Ba là: Xem xét bổ sung Điều lệ hội.

Bốn là: Bầu Ban Chấp hành trung ương Hội khóa VI, nhiệm kỳ 2017 – 2022.

   Điều lệ được Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội CCB Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2017 – 2022 thông qua ghi rõ nhiệm vụ của Hội CCB Việt Nam như sau:

1. Tham gia góp ý xây dựng, bảo vệ Đảng, chính quyền, chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ nhân dân; đấu tranh chống mọi âm mưu thủ đoạn hoạt động chống phá hoại của các thế lực thù địch; chống các quan điểm sai trái với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ ở cơ sở, đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tệ nạn xã hội; tham gia giám sát, phản biện xã hội đối với các hoạt động của cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước theo quy định.

         2. Tham gia phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh; kiến nghị với cơ quan Nhà nước, chính quyền địa phương về xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật có liên quan đến hội viên, Cựu chiến binh và Hội Cựu chiến binh.

        3. Tập hợp, đoàn kết động viên hội viên và Cựu chiến binh rèn luyện, giữ gìn phẩm chất, đạo đức cách mạng, nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ hiểu biết về đường lối, chính sách của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước, kiến thức về kinh tế, văn hóa, khoa học- kỹ thuật, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân. Phối hợp với cơ quan quân sự địa phương, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các ngành các chức năng cùng cấp tham mưu cho cấp ủy, chính quyền tập hợp, động viên Cựu quân nhâ tham gia sinh hoạt trong các Câu lạc bộ, Ban liên lạc Cựu quân nhân, nhằm tiếp tục giữ vững và phát huy bản chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ” trong thực hiện các phong trào, các cuộc vận động của cấp ủy và chính quyền cơ sở.

         4. Tổ chức chăm lo, giúp đỡ Hội viên và Cựu chiến binh nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, phát triển kinh tế gia đình, xóa đói, giảm nghèo, làm giầu hợp pháp; tổ chức hoạt động tình nghĩa để hội viên và Cựu chiến binh tương trợ giúp đỡ lẫn nhâu trong cuộc sống.

        5. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên và Cựu chiến binh; tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, tư vấn, trợ giúp pháp lý cho hội viên và Cựu chiến binh.

       6. Phối hợp với Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan quân sự địa phương cùng cấp giáo dục truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí tự lực, tự cường cho thế hệ trẻ.

     7. Tiến hành các hoạt động đối ngoại nhân dân, góp phần thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước.

      Câu 5. Đồng chí (anh chị) nêu các chỉ tiêu quan trọng trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Hội CCB Việt Nam lần thứ VI?

     Trả lời:

      Báo cáo Chính trị tại đại hội đại biểu toàn quốc Hội CCB lần thứ VI đề ra một số chỉ tiêu cho nhiệm kỳ 2017 – 2022 là:

- Phấn đấu 100% hội viên kiên định, vững vàng về chính trị, tư tưởng.

- Phát triển trên 85% đối tượng đủ điều kiện kết nạp vào Hội.

- Phấn đấu 100% cán bộ Hội được tập huấn, bồi dưỡng theo phân cấp.

- Hằng năm trên 90% cơ sở hội đạt trong sạch vững mạnh, trên 90% “ hội viên gương mẫu” và trên 95% gia đình CCB đạt “ gia đình văn hóa”.

- Mỗi năm giảm từ 1,0- 1,5% tỷ lệ hộ nghèo, xã nghèo giảm 4,0% theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn (2016 – 2020).

- Phấn đấu 70% nhà dột nát, tạm bợ cho gia đình hội viên và CCB; xóa 100%  nhà dột, nát, tạm bợ cho hội viên CCB là người có công.

- Phấn đấu 100% CCB trong độ tuổi lao động còn sức khỏe được tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ, bồi dưỡng, hoặc đào tạo nghề để có cơ hội tìm việc làm.

           Câu 6:  Đồng chí (anh, chị) nêu những nhiệm vụ Đại hội đại biểu Hội CCB các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc Hội CCB Việt Nam lần thứ VII?

      Trả lời

          - Tại Kế hoạch số 253/KH-CCB và Hướng dẫn số 107/HD- CCB ngày 01/06/2021 của Ban Chấp hành Trung ương Hội CCB Việt Nam nói rõ về nhiệm vụ, nội dung Đại hội Cựu chiến binh các cấp nhiệm kỳ 2022 – 2027 như sau:

Đại hội CCB từ cấp cơ sở đến cấp trực thuộc Trung ương Hội thực hiện 4 nội dung:

          1. Tổng kết thực hiện Nghị quyết Đại hội nhiệm kỳ 2017 – 2022, xaccs định phương hướng, mục tiêu nhiệm vụ công tác Hội nhiệm kỳ 2022 – 2027.

          2. Tham gia vào Báo cáo chính trị của cấp trên trực tiếp và báo cáo tổng kết thực hiện Điều lệ Hội.

          3. Bầu Ban Chấp hành nhiệm kỳ 2022 – 2027;

          4. Bầu đại biểu đi dự đại hội cấp trên.

          Câu 7:  Anh chị hãy kể kỷ niệm sâu sắc  của mình về CCB Việt Nam?

Đ/c phải làm gì để phát huy bản chất “ Bộ đội Cụ Hồ” và truyền thống “ Trung thành – Đoàn kết – Gương mẫu – Đổi mới” của Hội CCB Việt Nam

Tấm gương cựu chiến binh gương mẫu Trong những năm qua, phát huy truyền thống của “Bộ đội Cụ Hồ”, Chi hội Cựu chiến binh thôn Bình Hạ đã tích cực tham gia vào các cuộc vận động, các phong trào: Xây dựng nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng. Đã có nhiều đồng chí CCB tiêu biểu trong việc tham gia và vận động phong trào, xứng đáng là những tấm gương về CCB gương mẫu trong thời kỳ hiện nay. Song tôi tâm đắc nhất là  Anh Bùi Công Diên Nguyên Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh thôn Bình Hạ, xã Yên Thọ, huyện Ý yên, tỉnh Nam Định anh được sinh ra trong một gia đình có truyền thống Cách mạng, được học tập dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, Năm 1967 theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc  anh tạm gác sách chia tay trường Đại học lên đường vào Nam chiến đấu, tham gia chống Mỹ cứu nước, trong chiến đấu anh đã chiến đấu dũng cảm và mang trên mình nhiều vết thương  sau trận chiến đấu ác liệt tại chiến trường phía Nam, anh đã chiến đấu dũng cảm và lập được nhiều chiến công và được Đảng và Nhà nước tặng nhiều Huân, Huy Chương trong đó có Huân chương Chiến sỹ giải phóng hạng Hai. Anh đã để lại một phần máu thịt tại chiến trường với thương tích 31%, sau khi giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước năm 1991 được Nhà nước, Quân đội cho nghỉ hưu  về tại quê hương sinh sống và tiếp tục cống hiến cho Đảng, Nhà nước, địa phương, anh được nhân dân tín nhiệm bầu làm các chức vụ như; Phó Chủ nhiệm hợp tác xã, Bí thư Chi bộ thôn, Chi Hội Trưởng Hội Cựu chiến binh xã và đến năm 2020 do sức khỏe đồng chí thôi tham gia Chi Hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh thôn, sang làm Chi hội trưởng Hội người cao tuổi, song với Phẩm chất anh bộ đội Cụ Hồ đồng chí vẫn luôn gương mầu và đi đầu trong mọi công việc của hội và địa phương..Qua nhiều năm làm công tác hội, anh luôn tâm niệm, muốn vận động được hội viên và nhân dân, trước hết mình phải là một tấm gương đi đầu, tích cực tham gia phát triển kinh tế và các cuộc vận động. Gia đình anh đã động viên con cháu trồng hoa trên những mảnh ruộng thâm canh lúa đây là bước đi đột phá của địa phương và đã thành công, thu nhập hàng trăm triệu trên một sào; tăng gia chăn nuôi, sản xuất, mỗi năm thu nhập trên 500 triệu đồng. Cùng với các hội viên các hội, đoàn thể trong thôn vận động nhân dân đóng góp được trên 300 triệu đồng, tham gia xây được 3.580m đường liên thôn, nội đồng và các hạng mục khác trong chương trình xây dựng nông thôn mới, xây dựng Nhà văn hóa thôn trị giá trên 750 triệu đồng, sân bóng trị giá 200 triệu đồng; cho đến nay 85% đường thôn xóm bê tông hóa… Anh luôn tuyên truyền vận động hội viên thực hiện tốt đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước và quy định của địa phương và Điều lệ Hội Cựu chiến binh Việt Nam, tích sực làm giầu bằng chính bản thân và gia đình của từng hội viên mình để làm gương cho nhân dân noi theo. Anh đã được Đảng ủy tặng  5 năm liền đảng viên tiêu biểu xuất sắc, 5 năm 2015 – 2020 Hội Cựu chiến binh xã khen thưởng tặng giấy khen có thành tích xuất sắc trong phong trào xây dựng Hội Cựu chiến binh xã, chi Hội tiêu biểu vững mạnh hàng năm… Từ những việc làm đó, đã kết nối tình cảm, trách nhiệm của người dân trong thôn với nhau, tạo sự đoàn kết trong nhân dân và đoàn kết gắn bó giữa cán bộ trong thôn với quần chúng. Thôn Bình Hạ nhiều năm nay ổn định về trật tự, không có tai tệ nạn xã hội. Nói về người hội viên của mình, ông Bùi Huy Hay, Chủ tịch hội Cựu chiến binh xã Yên Thọ nhận xét" Đồng chí Bùi Công Diên đứng trên cương vị nào cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Tình cảm và nhiệt tình. Đây là tấm gương sáng mà hội cựu chiến binh chúng tôi luôn trân trọng. .Điều tôi thấy kỷ niệm sâu sắc nhất đối với tôi là với kết quả của Đồng chí đã thành hiện thực năm 2022 xã Yên Thọ đã được Tỉnh Công nhận là xã về đích Nông thôn mới nâng cao năm 2021 đạt 19/19 tiêu chí. Những phẩm chất cao đẹp của anh  “Bộ đội Cụ Hồ” của người thương binh “Thương binh tàn nhưng không phế” là tấm gương sáng để toàn thể hội viên Hội Cựu chiến binh xã Yên Thọ noi theo ./.

                                                                                             BÙI HUY HAY - CHỦ TỊCH CCB Xà

Cơ quan chủ quản: Xã Yên Lợi- Huyện Ý Yên
Địa chỉ: Xã Yên Lợi - huyện Ý Yên- tỉnh Nam Định
Email: xayenloi.yyn@namdinh.gov.vn
  
Chung nhan Tin Nhiem Mang